Sống sứ điệp của Chúa Giêsu trên thập giá

Thứ tư - 15/03/2023 18:53

 

  •  
SỐNG SỨ ĐIỆP CỦA CHÚA GIÊSU TRÊN THẬP GIÁ
(Xh 173-7; Rm 51-2, 5-8; Ga 45-42)
Lm. Nnamdi Moneme, OMV

 
WHĐ (15.3.2023) - Sứ điệp mà chúng ta nhận được khi chiêm ngắm cây Thánh giá là gì? Chúng ta có chùn bước vì nghĩ rằng thập giá là hình phạt quá đẫm máu hoặc ghê tởm để nhìn ngắm không? Liệu thập giá có thực sự đẫm máu hơn phim ảnh và trò chơi điện tử thế tục của chúng ta không? Liệu ý thức về công lý của chúng ta có được khơi dậy khi chứng kiến nỗi đau đớn, sự sỉ nhụccái chết oan ức không thể hình dung của Đấng Mêsia chăng? Liệu chúng ta có cảm thấy sai phạm và xấu hổ vì tội lỗi của mình đến mức thất vọng không? Và liệu chúng ta có chỉ dừng lại ở việc suy tư một cách vô cảm về một cây thập giá không?

Thánh Phaolô mời gọi chúng ta nhìn vào tình yêu vượt trên tất cả mọi sự khi chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thập giá, “khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Ðức Kitô đã chết vì chúng ta. … Ðức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 568). Chúa Giêsu không đợi chúng ta trở nên xứng đáng, tốt lành, thánh thiện, khôn ngoan hoặc tài năng trước khi Người chết thay cho chúng ta.
Sứ điệp chính của cây Thánh giá là chúng ta luôn được Chúa Giêsu yêu thương và trân quý. Dù chúng ta có thánh thiện hay không; dù chúng ta vui hay buồn, cười hay khóc, khôn ngoan hay khờ dại, khỏe mạnh hay bệnh tật, sùng đạo hay khô khan; dù chúng ta được người khác tôn trọng hay từ chối, thì chúng ta vẫn luôn được Người yêu thương và quý trọng. Không điều gì có thể lấy đi sự thật này.

Người phụ nữ Samari cảm nghiệm được mình quý giá biết bao đối với Chúa Giêsu, khi bà kêu lên với những người trong làng về Chúa Giêsu: "Ðến mà xem: có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Bà không thể tin rằng Chúa Giêsu lại nói chuyện với bà một cách yêu thương và dịu dàng như vậy mặc dù Người biết tất cả tội lỗi và những khó khăn của bà.

Dù bà là một phụ nữ người Samari, một phụ nữ tội lỗi đang chung sống với người tình thứ sáu; dù bà rất mặc cảm về bản thân nên đã đến kín nước một mình vào buổi trưa nóng bức chứ không đi sớm hơn cùng với những người khác vào thời điểm mát mẻ hơn trong ngày; dù bà bị xa lánh và tách biệt khỏi cộng đồng; dù bà  những bối rối về thần học; và dù bà có rất nhiều ước muốn đang bùng cháy trong tâm hồn đáng thương, Chúa Giêsu đã khởi xướng và duy trì một cuộc trò chuyện chân tình tràn đầy yêu thương, bắt đầu bằng lời yêu cầu: “Chị cho tôi xin chút nước uống!".

Chúng ta biết rõ là Chúa Giêsu không cần nước của người phụ nữ. Người xin bà ấy nước vì Người muốn cho bà một thứ mà bà không xứng đáng, Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban, và ai là người nói với chị: "Cho tôi chút nước uống", thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống”. Toàn bộ mục đích của cuộc đối thoại này là nhằm giúp bà chuẩn bị để đón nhận tình yêu của Thần Khí.

Người phụ nữ đã chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu để đi vào một cuộc đối thoại mang tính cá nhân, chân thành và sâu sắc với Người. Bà rất trung thực và cởi mở với Chúa Giêsu. Bà không cố giả vờ hoặc giấu giếm Chúa Giêsu bất cứ điều gì, kể cả tình trạng hôn nhân của mình, “Tôi không có chồng. Bà cũng cởi mở để đón nhận tất cả sự thật mà Chúa Giêsu ban cho bà, ngay cả khi sự thật ấy phức tạp và khó hiểu. Đây quả là một cuộc đối thoại tuyệt vời với sự tự bộc lộ chính mình một cách trung thực và trọn vẹn cả về phía người phụ nữ và Chúa Giêsu.

Người phụ nữ đã hoàn toàn thay đổi sau khi trải nghiệm qua cuộc trò chuyện này rằng bà đã được Chúa Giêsu yêu thương và chấp nhận vô điều kiện. Bà đã thay đổi từ một người tội lỗi bị cô lập không có định hướng trong cuộc sống thành một người của cộng đoàn, hết lòng nhiệt thành làm chứng cho Chúa Giêsu. Bà rời thành ngày hôm đó như một tội nhân bị ghẻ lạnh, và trở lại với tư cách là một môn đệ nhiệt thành của Chúa Giêsu. Chúng ta thậm chí có thể tưởng tượng là bà có thể mời người đang sống với mình đến gặp Chúa Giêsu!

Trừ phi chúng ta cũng biết chấp nhận lời mời của Chúa Giêsu để có cuộc đối thoại tâm tình cá nhân với Người, và sẵn sàng hành động theo cuộc đối thoại này, chúng ta sẽ không bao giờ biết mình được yêu thương và quý giá như thế nào đối với Thiên Chúa. Một cuộc trò chuyện chân thành và tốt lành với Chúa Giêsu đã thay đổi hoàn toàn người phụ nữ này và thúc đẩy bà sống cho Người. Chỉ cần tưởng tượng cuộc sống, gia đình, Giáo hội và thế giới của chúng ta sẽ như thế nào nếu chúng ta cũng có cuộc trò chuyện này với Chúa Giêsu mỗi ngày trong cuộc đờivà sau đó hành động để dẫn người khác vào cùng một cuộc đối thoại biến đổi cuộc đời với Người. Đây là sự đồng hành đích thực mà ngày nay chúng ta cần, một sự đồng hành dẫn các linh hồn đến với Chúa Giêsu, chứ không phải là sự đồng hành mơ hồ và bất định vẫn luôn được con người thời đại chào mời.

Mặt khác, trong Xuất hành 1737 chúng ta thấy một viễn cảnh đáng buồn khi chúng ta sống mà không xác tín sâu xa rằng mình được Thiên Chúa yêu thương và chấp nhận cách sâu xa trong Chúa Giêsu Kitô. Dân Israel hết nước trong sa mạc và họ đã thể hiện sự yếu đuối của mình trong tư cách là dân được tuyển chọn của Thiên ChúaHọ quên mất rằng họ là một dân cao quí của Thiên Chúa. Giống như họ, chúng ta cũng có thể bắt đầu phàn nàn và than trách khi mọi việc không diễn ra theo ý muốn, hoặc không đạt được điều mình muốn. Thay vì nâng đỡ người khác trong đức tin, chúng ta hạ bệ họ bởi vì chúng ta cũng bắt đầu buộc tội và đổ lỗi cho người khác về bất cứ điều gì chúng ta thấy bất lợi.

Thiếu cảm thức là mình luôn được Thiên Chúa yêu thương và quý trọng, chúng ta cũng cư xử giống như dân Israel và mất bình an trong tâm hồn, nghi ngờ rằng Thiên Chúa có thể chu cấp cho mọi nhu cầu của chúng ta. Chúng ta cũng thắc mắc: “Liệu Chúa có ở giữa chúng ta hay không?” Chúng ta không thể kiên nhẫn chịu đựng những gian khổ của cuộc sống nhưng vội vàng dùng bạo lực, hung hãn trong lời nói và hành động giống như dân Israel đã định ném đá Môsê. Chúng ta cũng trở nên bồn chồn, và chẳng điều gì có thể làm chúng ta thỏa mãn vì chúng ta không có “niềm trông cậy không phải thất vọng, vì Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta. Cuối cùng, con tim của chúng ta trở nên chai đá đến mức chúng ta không thể đón nhận và trao ban tình yêu cho Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta không thể tiến sâu vào việc hoán cải, và chúng ta không thể cầu nguyện, phục vụ, yêu thương và tha thứ cho người khác.

Mùa Chay không chỉ là thời gian để hoán cải. Đây cũng là thời điểm để được cải hoá đến mức chúng ta bắt đầu sống cho Đức Kitô chứ không phải cho chính mình nữa. Chúng ta phải làm điều này bất chấp những sợ hãi, tội lỗi, lo lắng, lo âu, khó khăn, v.v. của chính mình. Thậm chí chúng ta có thể cảm thấy thật tội lỗi và bị lấn át bởi sự ác trên thế giới. Chúng ta có thể nghi ngờ là người khác sẽ tin chúng ta hoặc lắng nghe chúng ta vì những thất bại của chính chúng ta.

Chúng ta có thể thực hiện một điều để giúp chúng ta sống cho Đức Kitô bất chấp những bất an bên trong và những thử thách bên ngoài. Chúng ta hãy dành thời gian để cầu nguyện riêng trước Tượng Chịu Nạn ít nhất mỗi lần một ngày. Chúng ta đừng nhìn Đấng chịu đóng đinh bằng đôi mắt tự nhiên khi chỉ nhìn thấy đau khổ, chết chóc, đau đớn, đổ máu, bất công, v.v. Nhưng hãy nhìn Chúa Giêsu bằng con mắt đức tin, cho phép chúng ta nhìn thấy tình yêu bất diệt của Người dành cho chúng ta.

Chiêm ngắm Đấng Cứu Độ chịu đóng đinh bằng con mắt đức tin, chúng ta biết rằng Người đang sống, và Người luôn mời gọi chúng ta đi vào cuộc đối thoại sâu sa và chân thành với Người mọi lúc. Chúa Giêsu đang chờ đợi chúng ta với nhiều ân sủng. Người cũng đang nói với chúng ta: “cho Ta xin chút nước uống", bởi vì Người đang xin chúng ta dành cho Người một chút thời gianmột chút quan tâm yêu thương của chúng ta. Nếu đến gần Chúa Giêsu với sự chân thành và đón nhận mọi điều mà Người ban tặng, thì chúng ta cũng sẽ đón nhận và trung thành với sứ điệp đích thực của Thánh giá – chúng ta luôn được Thiên Chúa yêu thương và quý trọng. Đây là điều duy nhất sẽ thay đổi và thúc đẩy chúng ta sống cho Chúa Giêsu, và chỉ một mình Người mà thôi.
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Chuyển ngữ từ: 
catholicexchange.com (13. 3. 2023)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Thời biểu Phụng vụ Giáo xứ
  THÁNH LỄ
   • Ngày thường
   Sáng : 05:00
   Chiều : 17:30
   • Chúa Nhật
   Chiều Thứ Bảy : 17:30
   Lễ 1 : 05:00
   Lễ 2 : 07:00
   Lễ 3 : 08:30
   Lễ 4 : 17:30

  • CHẦU THÁNH THỂ
   Chúa Nhật : 16:30
   Thứ Năm đầu tháng :
   16:30

  • GIẢI TỘI
   Trước và sau các lễ ngày      thường
  • RỬA TỘI TRẺ EM

   Chúa Nhật đầu tháng : 
     10:00

 
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
DGM. MATTHEN NGUYEN VAN KHOI
  ĐGM. MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi