Giáo lý cho bài giảng Chúa Nhật 31 Thường Niên A

Thứ bảy - 04/11/2023 01:08

GIÁO LÝ CHO BÀI GIẢNG
CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN A

 

Số 2044: Đời sống luân lý và chứng từ truyền giáo
Số 876, 1550-1551: Chức tư tế để phục vụ; sự mỏng giòn nơi bản tính con người của các vị lãnh đạo

Số 2044: Đời sống luân lý và chứng từ truyền giáo

2044. Lòng trung thành của những người đã lãnh Phép Rửa là điều kiện tiên quyết đối với việc loan báo Tin Mừng và đối với sứ vụ của Hội Thánh trong trần gian. Để tỏ cho mọi người thấy sức mạnh của nó về chân lý và sự rạng ngời, sứ điệp cứu độ phải được chứng thực bằng chứng từ của đời sống các Kitô hữu. “Chính chứng từ của đời sống Kitô hữu và các việc tốt lành được thực thi với tinh thần siêu nhiên, có sức mạnh lôi kéo người ta đến với đức tin và đến với Thiên Chúa”[1].

Số 876, 1550-1551: Chức tư tế để phục vụ; sự mỏng giòn nơi bản tính con người của các vị lãnh đạo

876. Được gắn liền cách nội tại với bản chất bí tích của thừa tác vụ của Hội Thánh là đặc tính phục vụ (indoles servitii) của thừa tác vụ đó. Thật vậy, các thừa tác viên hoàn toàn tùy thuộc Đức Kitô là Đấng trao sứ vụ và thẩm quyền, nên họ thật sự là “những nô lệ của Đức Kitô”[2], theo gương Đức Kitô, Đấng đã tự nguyện nhận lấy “thân nô lệ” (Pl 2,7) vì chúng ta. Bởi vì lời và ân sủng mà họ là thừa tác viên, không phải là của họ, nhưng là của Đức Kitô, Đấng đã ủy thác cho họ vì những người khác, nên họ đã tự nguyện trở thành nô lệ của mọi người[3].

1550. Sự hiện diện như vậy của Đức Kitô trong thừa tác viên không được hiểu là vị này đã được gìn giữ khỏi mọi yếu đuối của con người, khỏi tinh thần thống trị, khỏi sai lầm và khỏi cả tội lỗi. Sức mạnh của Chúa Thánh Thần không bảo đảm cho tất cả các hành vi của thừa tác viên bằng cùng một cách thức. Khi thừa tác viên cử hành các bí tích, thì điều bảo đảm này được trao ban, nên thậm chí tội lỗi của thừa tác viên cũng không thể ngăn cản hiệu quả của ân sủng; còn trong nhiều hành vi khác, dấu ấn con người của thừa tác viên để lại những vết tích, không phải luôn luôn là dấu chỉ của sự trung thành với Tin Mừng và vì vậy những hành vi đó có thể làm phương hại đến sự sinh hoa kết quả trong việc tông đồ của Hội Thánh.

1551. Chức tư tế này là chức tư tế thừa tác. “Nhiệm vụ đó, được Chúa trao phó cho các mục tử của dân Người, thật sự là một việc phục vụ[4]. Nó hoàn toàn hướng tới Đức Kitô và hướng tới con người. Chức tư tế thừa tác hoàn toàn lệ thuộc vào Đức Kitô và vào chức tư tế duy nhất của Người, và được thiết lập vì con người và cộng đoàn Hội Thánh. Bí tích Truyền Chức Thánh thông ban “quyền thánh chức”, không là gì khác hơn là quyền năng thánh thiêng của Đức Kitô. Vì vậy, việc thực thi quyền này phải rập theo mẫu gương của Đức Kitô, Đấng vì yêu thương đã trở nên người rốt hết và là tôi tớ của mọi người[5]. “Chúa đã tuyên bố rõ ràng rằng việc chăm sóc đoàn chiên là bằng chứng tình yêu đối với Người”[6].

https://hdgmvietnam.com/
 


[1] CĐ Vaticanô II, Sắc lệnh Apostolicam actuositatem, 6: AAS 58 (1966) 842.
[2] X. Rm 1,1.
[3] X. 1 Cr 9,19.
[4] X. CĐ Vaticanô II, Hiến chế tín lý Lumen gentium, 24: AAS 57 (1965) 29.
[5] X. Mc 10,43-45; 1 Pr 5,3.
[6] Thánh Gioan Kim Khẩu, De sacerdotio, 2,4: SC 272, 118 (PG 48, 635); x. Ga 21,15-17.
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thời biểu Phụng vụ Giáo xứ
  THÁNH LỄ
   • Ngày thường
   Sáng : 05:00
   Chiều : 17:30
   • Chúa Nhật
   Chiều Thứ Bảy : 17:30
   Lễ 1 : 05:00
   Lễ 2 : 07:00
   Lễ 3 : 08:30
   Lễ 4 : 17:30

  • CHẦU THÁNH THỂ
   Chúa Nhật : 16:30
   Thứ Năm đầu tháng :
   16:30

  • GIẢI TỘI
   Trước và sau các lễ ngày      thường
  • RỬA TỘI TRẺ EM

   Chúa Nhật đầu tháng : 
     10:00

 
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
DGM. MATTHEN NGUYEN VAN KHOI
  ĐGM. MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi