Tiếp kiến chung 22.11: Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa

Thứ tư - 22/11/2023 18:01



Tiếp kiến chung 22/11: Tất cả mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng của Chúa

 
Trong bài giáo lý trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 22/11/2023, tiếp tục với cảm hứng từ tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu hiện diện tại quảng trường Thánh Phêrô về chủ đề: lời loan báo Tin Mừng được dành cho tất cả mọi người. Khi Thiên Chúa chọn một người là để yêu thương mọi người, để đến với nhiều người. Do đó, Kitô hữu có sứ mạng phổ quát, được mời gọi loan báo Tin Mừng cho mọi người, và lời mời gọi của Chúa không phải là đặc quyền nhưng là để phục vụ.
 

Vatican News

Theo Đức Thánh Cha, Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng Thiên Chúa chọn một số người làm nhân chứng cho Người và qua họ, tình yêu của Người đến được với nhiều người hơn, cho đến tận cùng trái đất. Chúa cũng đã chọn chúng ta để truyền đạt thông điệp của Người cho những anh chị em khác chưa biết Người. Ơn gọi này là một hồng ân mà chúng ta không được coi như một đặc ân nhưng như một sự phục vụ; và một trách nhiệm đòi hỏi sự gắn kết và trung thành từ chúng ta. Ngài nhắc rằng Kitô hữu không phải là nhóm đặc quyền sở hữu Tin Mừng, nhưng là công cụ để đưa Chúa đến với người khác.
 

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người

Anh chị em thân mến!
Sau khi đã thấy trong bài giáo lý lần trước rằng lời loan báo của Kitô giáo là niềm vui, hôm nay chúng ta hãy tập trung vào khía cạnh thứ hai: cho tất cả mọi người, lời loan báo Kitô giáo dành cho tất cả mọi người. Khi chúng ta thực sự gặp gỡ Chúa Giêsu, điều kỳ diệu của cuộc gặp gỡ này sẽ tràn ngập cuộc sống của chúng ta và đòi phải được rao giảng cho người khác. Đây chính là điều Người mong muốn, là Tin Mừng của Người dành cho mọi người. Thực vậy, Tin Mừng có một “sức mạnh nhân bản hóa”, một sự thành toàn của cuộc sống được dành cho mọi người nam nữ, bởi vì Chúa Kitô đã sinh ra, chết và sống lại cho mọi người.

Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng

Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng (Evangelii gaudium) có viết: “Mọi người đều có quyền đón nhận Tin Mừng. Các Kitô hữu có nhiệm vụ loan báo Tin Mừng và không loại trừ bất cứ ai, không phải như một người áp đặt một nghĩa vụ mới, nhưng như một người chia sẻ niềm vui, chỉ ra một chân trời của cái đẹp, mời gọi đến dự một bữa tiệc ngon. Giáo hội không phát triển nhờ chiêu dụ tín đồ nhưng ‘nhờ sự thu hút’” (số 14).

Phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng

Anh chị em thân mến, chúng ta cảm thấy mình đang phục vụ mục đích phổ quát của Tin Mừng, là dành cho mọi người; và chúng ta được nhận ra bởi khả năng vượt trên chính mình. Để một lời loan báo trở thành một lời loan báo thật sự thì cần phải vượt trên chính mình, và nó cũng phải có khả năng vượt qua mọi ranh giới. Các Kitô hữu gặp nhau ở sân nhà thờ nhiều hơn ở phòng thánh, và đi “qua các quảng trường và đường phố trong thành phố” (Lc 14,21). Họ phải cởi mở và rộng mở, “hướng ngoại”, và tính cách này đến từ Chúa Giêsu, Đấng đã biến sự hiện diện của Người trên thế giới thành một hành trình liên tục, nhằm đến với mọi người, thậm chí bằng cách học hỏi từ một số cuộc gặp gỡ của Người.

Theo nghĩa này, Tin Mừng thuật lại cuộc gặp gỡ bất ngờ của Chúa Giêsu với một phụ nữ ngoại kiều, một người Canaan, xin Người chữa lành cho đứa con gái bị bệnh của bà (xem Mt 15,21-28). Chúa Giêsu từ chối và nói rằng Người chỉ được sai đến “với những con chiên lạc của nhà Israel” và rằng “không nên lấy bánh dành cho con cái mà ném cho chó con” (c. 24,26). Nhưng người phụ nữ, với sự khăng khăng đặc thù của những người đơn sơ, trả lời rằng ngay cả “chó cũng ăn những mảnh vụn trên bàn ăn của chủ rơi xuống” (c. 27). Chúa Giêsu bị đánh động và nói với bà: “Này bà, đức tin của bà mạnh thật! Bà muốn sao thì sẽ được vậy" (c. 28). Cuộc gặp gỡ với người phụ nữ này có điều đặc biệt. Không chỉ có người nào đó làm thay đổi ý định của Chúa Giêsu, người này là một phụ nữ ngoại kiều và ngoại đạo; nhưng chính Chúa tìm thấy sự xác nhận cho sự kiện rằng việc rao giảng của Người không được chỉ giới hạn ở dân tộc của Người, nhưng phải rộng mở cho mọi người.

Thiên Chúa chọn một người để đến với nhiều người khác

Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng khi Thiên Chúa kêu gọi một người và lập giao ước với một số người, Người luôn theo tiêu chuẩn này: Người chọn một người để đến với nhiều người khác. Đây là tiêu chuẩn của Thiên Chúa, của việc Thiên Chúa chọn gọi. Tất cả những người bạn của Chúa đã cảm nghiệm được vẻ đẹp nhưng cũng cảm thấy trách nhiệm và sức nặng của việc được Người “tuyển chọn”. Họ cảm thấy chán nản trước những yếu đuối của mình hoặc việc mất đi sự an toàn. Nhưng cám dỗ lớn nhất là coi lời mời gọi như một đặc ân: xin đừng nghĩ như thế. Việc Chúa gọi không bao giờ là một đặc quyền. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta có đặc quyền so với những người khác. Không. Chúa gọi là để phục vụ. Và Chúa chọn một người để yêu thương mọi người, để đến với mọi người

Cũng để ngăn chặn cám dỗ đồng nhất Kitô giáo với một nền văn hóa, với một sắc tộc, với một hệ thống. Thật ra, khi làm như thế, Kitô giáo đánh mất đặc tính Công giáo thực sự của mình, tức là dành cho mọi người, là có tính phổ quát: không phải của một nhóm nhỏ thuộc hạng nhất được tuyển chọn. Chúng ta đừng quên: Thiên Chúa chọn một người để yêu thương mọi người. Đây là chiều kích phổ quát. Tin Mừng không chỉ dành cho tôi, nhưng cho tất cả mọi người. Chúng ta đừng quên điều này.

https://www.vaticannews.va/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thời biểu Phụng vụ Giáo xứ
  THÁNH LỄ
   • Ngày thường
   Sáng : 05:00
   Chiều : 17:30
   • Chúa Nhật
   Chiều Thứ Bảy : 17:30
   Lễ 1 : 05:00
   Lễ 2 : 07:00
   Lễ 3 : 08:30
   Lễ 4 : 17:30

  • CHẦU THÁNH THỂ
   Chúa Nhật : 16:30
   Thứ Năm đầu tháng :
   16:30

  • GIẢI TỘI
   Trước và sau các lễ ngày      thường
  • RỬA TỘI TRẺ EM

   Chúa Nhật đầu tháng : 
     10:00

 
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
DGM. MATTHEN NGUYEN VAN KHOI
  ĐGM. MATTHÊÔ NGUYỄN VĂN KHÔI
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi