29. 06 THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ. LỄ TRỌNG

Thứ hai - 26/06/2023 19:00
29. 06
THÁNH PHÊRÔ VÀ THÁNH PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ. LỄ TRỌNG

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêô (16, 13-19)
Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Cêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai?" Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó".
Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai?" Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước trời. Sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở".
 

Suy niệm

Mừng lễ kính hai thánh tông đồ Phêrô và Phaolô - hai cột trụ của Giáo Hội - trong bối cảnh nhìn về sứ vụ truyền giáo, như là căn tính của Giáo Hội, mỗi người chúng ta suy nghĩ gì?

Hai con người với xuất phát điểm khác nhau:
- Phêrô là người làm nghề chài lưới, quanh năm đánh bắt cá ngoài biển. Cuộc đời có lẽ rồi cũng lặng lẽ với cái nghề cái nghiệp của mình. Không thấy chỗ nào nói ông theo đảng phái hay quan tâm về chính trị, vận mệnh Israel ra sao. Cho tới khi Chúa gọi ông: “Hãy theo thầy”, và lời hứa: “ta sẽ làm cho anh trở thành những kẻ lưới người”“Thầy sẽ xây Hội Thánh của thầy”. . . Ông cứ thế theo Thầy của mình, ai đó tranh giành một chỗ đứng, còn ông thì không. Thầy trao cho ông quyền trưởng nhóm, có lẽ cũng vì ông lớn tuổi, cương trực, và mạnh mẽ trong tính cách; nhưng cũng đầy đơn sơ, sợ hãi khi gặp gian nguy. Dù Tin Mừng phác thảo lên hình ảnh một Phêrô đầy tính người như thế, đầy hiện sinh: cương nghị, nhưng cũng yếu đuối; mạnh dạn nhưng cũng sợ sệt, xông pha nhưng cũng chùn bước, xã thân nhưng cũng sợ cường quyền; thế nhưng cũng cho ta thấy một Phêrô mới mẽ của ân sủng: vượt qua tất cả những hiện sinh yếu hèn để làm nên một cột trụ vững chắc cho Giáo Hội.

- Trái với Phêrô, Phaolô có xuất phát điểm là giới tinh hoa, một Pharisêu đúng nghĩa. Uyên bác về luật lệ, nhiệt thành bảo vệ đạo cũ, hăng hái bắt bớ các Kitô hữu; nhưng khi được Chúa gọi, đánh gục, thức tỉnh và trở lại, ông đem tất cả những gì tinh túy nhất của hiện sinh đời ông mà rao giảng về Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh. Ngài hãnh diện vì những thương tích mình phải chịu để làm sao Tin Mừng được rao giảng; ngài không lấy gì làm tự hào ngoài thập giá Chúa Kitô để nên đồng hình đồng dạng với Người. Nhờ đó, dân ngoại được đón nhận Tin Mừng từ lời rao giảng và lời chứng của ngài.
Gương sáng các ngài thật sống động.

Trong những khó khăn, và có khi tưởng chừng như bế tắc của việc rao giảng Tin Mừng ngày nay, Giáo Hội phải dừng lại để nhìn ngắm hai vị tông đồ này, hai vị thánh vĩ đại của Giáo Hội. Mỗi người hãy tự hỏi: trong sự khó khăn của đời sống hằng ngày, chúng ta đã thực sự noi gương các ngài, sống như các ngài và rao giảng như các ngài chưa? Chúng ta đưa ra quá nhiều chương trình hành động, viết quá nhiều thời biểu để làm việc, học hỏi quá nhiều các đường lối, nhưng nhiều khi chúng ta phải nhìn nhận rằng, hiệu quả mang lại không như lòng mong đợi, bởi vì thiếu lòng nhiệt thành và yêu mến như hai vị tông đồ này.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã chọn các tông đồ để các ngài làm cộng sự viên cho việc tiếp tục loan báo Tin Mừng. Xin giúp chúng con thật sự luôn là những người rao giảng Tin Mừng Chúa truyền. Xin cũng giúp chúng con đừng bao giờ là những người chỉ biết ra lệnh cho người khác rao truyền lời của Chúa cho người khác. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
{include file="chatbot/chatbot.tpl"}
Gửi phản hồi