27.02 Thứ Năm sau Lễ Tro

Thứ năm - 24/02/2022 20:09
27.02
Thứ Năm sau Lễ Tro


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca (9, 22-25)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Con Người phải đau khổ nhiều, bị các vị Kỳ lão, các Thượng tế, và các Luật sĩ khai trừ và giết chết, nhưng ngày thứ ba Người sẽ sống lại".

Chúa nói với mọi người rằng: "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta. Vì chưng, ai muốn giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai mất mạng sống vì Ta, sẽ được sống. Vậy nếu con người được lời lãi cả thế gian, mà phải thiệt mất mạng sống, thì được ích gì?"
 
Lời Chúa


Suy niệm

Trong tập hồi ký, một người Do thái từng ở trại tập trung thời Đức quốc xã bên Ba Lan có kể lại câu chuyện như sau: Những người lính Đức quốc xã treo cổ hai người Do thái và một thiếu niên, trước sự chứng kiến của tất cả các trại viên. Hai người đàn ông chết tức khắc vì kiệt lực, nhưng cơn hấp hối của cậu thiếu niên kéo dài cả nửa tiếng đồng hồ. Nhìn thấy cảnh tượng đó, một trại viên đứng sau tôi đã thốt lên: “Thiên Chúa đang ở đâu?” Khi người thiếu niên đang cố gắng vùng vẫy trong giây thắt cổ, tôi lại nghe một người khác thốt lên: “Bây giờ Chúa ở đâu?”. Và tôi nghe tận đáy tâm hồn tôi: “Ngài đang ở đây, Ngài đang bị treo cổ kia”.

Lý luận thông thường của con người không thể hiểu cạn được tại sao một Thiên Chúa lại có thể chịu treo trên thập giá. Nhưng đó lại là lẽ khôn ngoan của Thiên Chúa. Lẽ khôn ngoan đó tỏ bày một điều duy nhất mà Thiên Chúa muốn nói với nhân loại. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá không phải là một cái chết tức tưởi hay anh hùng nhất trong lịch sử nhân loại bởi vì đó là cái chết của tình yêu.

Như vậy, sự khác biệt giữa cái chết của Chúa Giêsu và những cái chết của con người chính là tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là tuyệt đỉnh của mặc khải về tình yêu của Thiên Chúa. Tình yêu ấy biểu lộ một Thiên Chúa đớn đau, tự hạ xuống hàng nô lệ, qua sự nhẫn nhục của Đấng từ bỏ mọi sự, tự trao nộp như một kẻ yếu hèn trong tay người phàm, qua ý chí của Đấng hóa thân nên nghèo và nghèo đến độ trơ trụi trên thập giá, và nhất là qua ý chỉ muốn tha thứ và tha thứ đến cùng. Qua tấm thân bị xé nát trên thập giá, Chúa Giêsu tỏ bày tận cùng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Chúa Giêsu đón nhận đến cùng thập giá và khổ đau. Vâng phục Chúa Cha để sống cho đến cùng thân phận của con người, Người đã biến thập giá và khổ đau thành ngôn ngữ tình yêu của Thiên Chúa, và đem lại ơn cứu rỗi cho nhân loại. Con người chỉ thực sự cảm nhận được ơn cứu rỗi của Chúa, khi nào nó để cho sức mạnh của tình yêu lôi kéo và giữa bao khổ đau vẫn tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống.

Vác lấy thập giá hằng ngày và đi theo Chúa, đó là thể hiện của tình yêu và là dấu chỉ cụ thể của yêu thương, bởi vì nơi nào có yêu thương thì nơi đó có Thiên Chúa hiện diện.

Lạy Chúa, xin giúp mỗi người chúng con biết vác lấy thập giá đời mình mà theo Chúa để được sống lại trong hạnh phúc đời đời với Chúa. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
{include file="chatbot/chatbot.tpl"}
Gửi phản hồi