25.08 Thứ Năm Tuần 21 Thường Niên

Thứ hai - 22/08/2022 19:00
25.08
Thứ Năm Tuần 21 Thường Niên

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêô (24,42-51)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con hãy tỉnh thức, vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến. Nhưng các con phải biết điều này, là nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông ta sẽ canh phòng, không để cho đào ngạch khoét vách nhà mình. Vậy các con cũng phải sẵn sàng, vì lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến.
"Vậy các con nghĩ ai là đầy tớ trung tín và khôn ngoan mà chủ đã đặt lên coi sóc gia nhân, để cứ giờ mà phân phát lương thực cho họ? Phúc cho đầy tớ ấy, khi chủ nó đến thấy nó đang làm như vậy.

Thầy bảo thật các con, chủ sẽ đặt người ấy lên coi sóc tất cả gia sản ông.
Nhưng nếu đầy tớ ấy xấu, nghĩ trong lòng rằng: "Chủ tôi về muộn", rồi nó đánh đập các bạn đầy tớ, lại còn chè chén với lũ say sưa: chủ đầy tớ ấy trở về vào ngày nó không ngờ, vào giờ nó không biết, ông sẽ xé xác nó ra, và cho nó chung số phận với những kẻ giả hình: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng".
 
lời chúa


Suy niệm

Thông điệp Chúa Giêsu muốn gửi đến chúng ta qua đoạn Tin Mừng đó là sự tỉnh thức, Chúa Giêsu đã cảnh báo rằng: "Các con hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến". Nhưng phải hiểu như thế nào về sự tỉnh thức? Tỉnh thức ở đây không có nghĩa là ngồi đó để khoanh tay chờ đợi, Bởi vì Chúa sẽ đến vào những giờ phút mà con người không thể ngờ trước được.

Và để nói lên sự tỉnh thức thật sự, Chúa Giêsu dùng hình ảnh của một người đầy tớ đêm ngày trung thành với công việc được chủ giao phó. Và sự tỉnh thức mà Chúa Giêsu kêu mời là một sự tỉnh thức tích cực đòi hỏi nơi chúng ta sự cộng tác và phấn đấu.
Tỉnh thức là thái độ cơ bản của người Kitô hữu. Và toàn bộ Kinh thánh là một lời mời gọi hãy tỉnh thức bởi vì Chúa là Đấng đang đến trong từng phút giây cuộc sống, trong từng biến cố, trong mỗi con người. Tỉnh thức để nhận ra Người và nhất là đáp trả một cách tích cực tiếng gọi của Người.

Ước gì cuộc sống đức tin của chúng ta không là tiếng trống khua inh ỏi trong những bức tường nhà thờ, mà phải được thể hiện bằng những gặp gỡ để cảm thông và phục vụ. Nghĩa là không chỉ sống đạo đức, nhưng còn phải biết yêu thương, biết nghĩ đến và biết đến với người khác trong tinh thần phục vụ.

Xin Chúa gìn giữ chúng ta và luôn thức tỉnh chúng ta trong việc chờ đợi Chúa đến, không phải Chúa đến lần thứ hai vào cuối lịch sử mà là từ nay đến đó còn biết bao lần Chúa đến. Chúa đến với chúng ta nơi con người của anh chị em mình, Chúa đến nơi những người nghèo khổ bệnh tật cần sự cảm thông và sự trợ giúp của chúng ta.

Lạy Chúa, chỉ có Chúa mới làm cho chúng con nên một lòng một ý; xin cho tất cả chúng con biết yêu luật Chúa truyền và mong điều Chúa hứa, để dầu sống giữa cảnh thế sự thăng trầm, chúng con vẫn một lòng thiết tha với cõi phúc chân thật. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
{include file="chatbot/chatbot.tpl"}
Gửi phản hồi