17.12 Thứ Bảy Tuần cuối Mùa Vọng

Thứ tư - 14/12/2022 18:00

17.12
Thứ Bảy Tuần cuối Mùa Vọng

Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêô (1,1-17)

Đây là gia phả của Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tô phụ Abraham. Ông Abraham sinh Ixaác; Ixaác sinh Giacóp; Giacóp sinh Giuđa và các anh em ông này; Giuđa ăn ở với Tama sinh Pêrét và Dêrác; Pêrét sinh Khétxơron; Khétxơron sinh Aram; Aram sinh Amminađáp; Amminađáp sinh Nácxon; Nácxon sinh Xanmôn; Xanmôn lấy Rakháp sinh Boát; Boát lấy Rút sinh Ôvết; Ôvết sinh Giêsê; ông Giêsê sinh Đavít.

Vua Đavít lấy vợ ông Urigia sinh Salômôn; Salômôn sinh Rơkhápam; Rơkhápam sinh Avigia; Avigia sinh Axa; Axa sinh Giơhôsaphát; Giơhôsaphát sinh Giôram; Giôram sinh Utdigia; Utdigia sinh Giotham; Giotham sinh Akhát; Akhát sinh Khítkigia; Khítkigia sinh Mơnase; Mơnase sinh Amôn; Amôn sinh Giôsigia; Giôsigia sinh Giơkhongia và các anh em vua này; kế đó là thời lưu đày ở Babylon.

Sau thời lưu đày ở Babylon, Giơkhongia sinh Santiên; Santiên sinh Dơrúpbaven; Dơrúpbaven sinh Avihút; Avihút sinh Engiakim; Engiakim sinh Ado; Ado sinh Xađốc; Xađốc sinh Akhin; Akhin sinh Êlihút; Êlihút sinh Êlada; Êlada sinh Mátthan; Mátthan sinh Giacóp; Giacóp Giuse, chồng của bà Maria, bà là mẹ Đức Giêsu cũng gọi là Đấng Kitô.

Như thế, tính chung lại thì: từ tổ phụ Abraham đến vua Đavít là mười bốn đời; từ vua Đavít đến thời lưu đày ở Babylon là mười bốn đời; và từ thời kỳ lưu đày ở Babylon là mười bốn đời.

 

Lời Chúa



Suy niệm

Gần ngày lễ Giáng Sinh, Giáo hội cho chúng ta nghe lại bản gia phả của Chúa Giêsu theo Tin Mừng thánh Matthêô. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra thánh Giuse chỉ là “cha nuôi” của Chúa Giêsu, và vì thế, Chúa Giêsu không có liên hệ huyết thống đối với thánh Giuse, Người cũng không có liên hệ huyết thống trong bản gia phả này. Vậy thì tại sao thánh Matthêô tường thuật lại bản gia phả ấy, và điều đó có nghĩa gì?

Ngay từ những dòng đầu tiên, thánh Matthêô thuật lại: đây là gia phả Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham. Theo thánh giáo phụ Giêrônimô, thánh Matthêô đã trực tiếp nhắc đến tổ phụ Abraham và vua David là vì ngài muốn nói tới dân tộc Israel và dòng dõi từ tổ phụ Abraham sẽ được ban phúc lành: “Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta”; với vua David cũng vậy: “Đức Chúa đã thề cùng vua David và sẽ không thất tín bao giờ, thề rằng: ‘Chính con ruột của ngươi, Ta sẽ đặt lên thừa kế ngai vàng’. Từ đó, chúng ta có thể hiểu rằng, Abraham đại diện cho việc thành lập dân tộc Israel và David đại diện cho hy vọng về một vương quốc trong tương lai.

Trong Chúa Giêsu - Đấng được xức dầu, con vua David - đã xuất hiện, Người sẽ thực hiện lời hứa của Thiên Chúa với Abraham rằng, tất cả các dân tộc trên mặt đất sẽ được ban phúc lành; và lời hứa của Thiên Chúa với vua David rằng ngai vàng của ngài sẽ vững bền mãi mãi. Khi đó, trong Chúa Giêsu Kitô lời hứa cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện.

Như thế, chỉ vài lời ngắn gọn trong dòng đầu tiên của Tin Mừng Matthêô, ngài đã tuyên bố rằng, Chúa Giêsu chính là người hoàn thành lời hứa của Thiên Chúa và trở thành niềm hy vọng của dân tộc Israel và của mỗi chúng ta. Chúa Giêsu chính là niềm hy vọng của mọi dân tộc trên mặt đất.

Lạy Chúa Giêsu, xin ngự đến. Xin đến với chúng con và đến với gia đình chúng con. Xin Chúa luôn là niềm an ủi và là niềm hy vọng của chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
{include file="chatbot/chatbot.tpl"}
Gửi phản hồi