14 .09 SUY TÔN THÁNH GIÁ. LỄ KÍNH

Thứ bảy - 11/09/2021 19:00
14 .09
SUY TÔN THÁNH GIÁ. LỄ KÍNH

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (3,13-17)

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng Nicôđêmô rằng: "Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời. Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời.

Quả thật, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người, để tất cả những ai tin vào Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ".
 
https://lebaotinhbmt.com/song-dao/loi-chua-thu-ba-tuan-2-phuc-sinh-1748.html


Suy niệm

Trên thế giới, có những thứ khi nhắc tên, chúng ta lập tức nhớ ngay đến một cái tên phổ biến. Từng một thời, ví dụ, điện thoại thì Nokia; nước uống thì Coca Cola, Pepsi; điện ảnh thì Hollywood… Tuy nhiên, có những tên gọi, những thương hiệu đã không còn tồn tại theo thời gian. Có những nền văn minh rực rỡ, từng làm nên những đế chế lẫy lừng như văn minh và đế chế Hy Lạp, La Mã… nhưng ngày nay cũng không còn.

Nói tới đây, chúng ta nhắc tới biểu tượng thánh giá, một biểu tượng gắn liền với Kitô giáo suốt hai ngàn năm qua. Thập giá ngày nay, nó là biểu tượng tôn giáo toàn cầu, ít có ai mà không biết nó là biểu tượng niềm tin Kitô giáo. Tuy nhiên, không phải ai mang thập giá hay nhân danh thập giá cũng đặt niềm tin vào Chúa Kitô. Điển hình ngày nay, có những nghệ sĩ dùng thập giá chỉ để trang sức, có những tổ chức hay ý thức hệ dùng hình dáng thập giá để phỉ báng niềm tin của người Kitô hữu.           

Thánh giá đối với người Kitô hữu có niềm tin, là biểu tượng linh thiêng, vì ẩn sâu trong hình dáng nó là biểu tượng hy sinh cao cả. Là tột đỉnh của tình yêu tự hiến. Con Chúa chịu chết trên cây thánh giá để chuộc tội cho con người. Từng là biểu tượng của sự hành hình, đau khổ và máu me, qua cái chết Chúa Giêsu trên thập giá, thánh giá trở nên dấu chỉ của đức tin, của lòng nhân hậu, của sự tha thứ, của lòng xót thương. Dù cho trải qua thời gian với nhiều biến động, thập giá vẫn mãi là biểu tượng linh thánh và không hề có sự thay đổi nào về ý nghĩa của nó.

Vào bất kỳ ngôi thánh đường Công giáo nào, một nguyện đường nhỏ hay một nơi thờ tự trang nghiêm, thánh giá với hình Chúa Giêsu giang tay trên đó luôn đặt ở vị trí trang trọng và luôn được cung kính hết lòng. Nhìn lên thập giá, người có niềm tin luôn tự nhủ: “Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã ban con một Ngài, để ai tin vào Con của Ngài thì không phải chết, nhưng sẽ được sống”.

Trong ngày suy tôn thánh giá Chúa Giêsu, chúng ta hãy cúi đầu trước thập giá của Người, hãy tạ ơn vì tình yêu lớn lao Chúa dành cho hết mọi người, không chỉ dành cho tôi, người có niềm tin, mà còn dành cho hết thảy những ai chưa tin. Người chết trên thập giá và nhìn vào đó để ta biết rằng: Chúa Giêsu đến và chết để cho ta được sống và sống dồi dào.

Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con nhìn lên thập giá Chúa và biết ăn năn tội mình. Xin cho chúng con biết nhìn lên Chúa để biết yêu như Chúa yêu chúng con. Amen.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Lịch Công Giáo Giáo Phận
Ý Cầu Nguyện Tháng Sáu
• Ý cầu nguyện: Cầu nguyện cho những người phải rời bỏ quê hương
Chúng ta hãy cầu nguyện cho những người nhập cư, những người trốn chạy các cuộc chiến tranh hay sự nghèo đói, phải đối diện với những chuyến đi đầy nguy hiểm và bạo lực, có thể tìm thấy lòng hiếu khách cũng như những cơ hội mới về đời sống trong các nước đón nhận.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
{include file="chatbot/chatbot.tpl"}
Gửi phản hồi